Phân loại cây sứ và một số giống sứ phổ biến
Đăng ngày 09/08/2021 bởi thaian | Lượt xem: 894
Về phân loại cây sứ thì có nhiều sách, báo đã nói chi tiết. Nhưng hiện vẫn chưa có sự thống nhất về việc phân loại này. Dưới đây Sứ Thái An xin chia sẻ đến mọi người bảng phân loại cây sứ, tuy chỉ mang tính tương đối nhưng hiện cũng được xem là khá đầy đủ.
1. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI SỨ
Adenium arabicum Balf. F., Trans. Roy. Soc. Edinb. 31. 161.,
Adenium arboreum Ehrenberg, Symb. Phys. 4.,
Adenium boehmianum Schinz., Verh. Bot. Ver. Brand. 30. 259., 1888
Adenium coetaneum Stapf, Dyer, Fl. Trop. Afr. 4. I. 227.,
Adenium honghel Lindl., Bot. Reg. 32. t. 54,
Adenium lugardae N. E. Brown, Kew Bull., 119., 1909
Adenium micranthum Stapf, Knew Bull., 334., 1894
Adenium multiflorum Klotzsch, Peters, Reise Mossamb. Bot. 279.,
Adenium namaquanum Wyley ex Hary., Thes. Cap. 2. 11. t. 117,
Adenium namaquarium Henslow, The Gardener, 1194, 1901
Adenium obesum Roem. & Schult, Syst. 4. 441.,
Adenium oleifolium Stapf, Kew Bull., 53., 1907
Adenium socotranum (Balfour) Vierhapper, Oesterr. Bot. Zeitschr., 286., 1904
Adenium somalense Balf. f., Bot. Socotra, 162.,
Adenium speciosum Fenzl, Sitzb. Acad. Wien. Math. Nat. 51. Abth. 2. 140., 1865
Adenium swazicum Stapf, Kew Bull., 53., 1907
Adenium tricholepis Chiov., Fl. Somala, 2. 288., 1932
Đây là các loài mà giới trồng sứ trên thế giới công nhận. Với việc lai tạo và tìm kiếm các loài, giống mới, rất có khả năng bảng phân loại sứ sẽ có thêm các loài mới. Bảng phân loại chỉ nêu ra các loài (specie), không tính đến loài phụ (sub-specie).
Cây sứ, hoặc chỉ có 1 loài duy nhất nguyên thủy là Adenium Obesum (loài đặc trưng nhất) hoặc có thêm các loài khác được tùy vào các mục đích nuôi trồng và nghiên cứu khác nhau. Vấn đề tranh luận chính yếu về việc phân loại đó là: có bao nhiêu loài sứ - và dựa trên cơ sở nào để có sự phân loài đó?
Việc phân loài, loài này và loài kia không dựa trên yếu tố sinh học vì các loài sứ đều có cấu tạo sinh học tương tự nhau mà chỉ được dựa trên sự khác biệt về hoa (màu hoa, cấu tạo hoa) và kiểu hình của cây. Do vậy, hầu như cũng khó xác định ngoài Adenium Obesum còn có các “loài” nào khác hay chỉ nên xem 1 cây sứ lạ như 1 “giống sứ mới” chứ không tách ra làm 1 loài riêng mặc dù các giống mới rất khác biệt và đã phát triển phức tạp hơn. Khi lai tạo giữa 2 loài với nhau và tạo ra được 1 giống mới thì cũng không nên định ngay cho giống mới này 1 tên loài mới. Những giống mới được tạo ra giữa 2 loài khác nhau thì giống mới này sẽ thuộc loài nào? Các nhà lai tạo đã thống nhất rằng giống mới sẽ mang tên loài mẹ, là loài mang trái sau khi thụ phấn giữa 2 loài bố mẹ khác nhau. Ví dụ lai Adenium Obesum (phấn đực) và Adenium Swazicum (nhụy cái) với nhau sau khi thụ phấn chéo thì giống mới sẽ mang loài Swazicum.
Theo kinh nghiệm thì A.obesum và A.swazicum là 2 loài có thể lai với nhau nhưng cũng rất miễn cưỡng; giao phấn bằng tay có thể giúp đậu trái nhưng trái nhỏ và nằm trên cây mẹ A.obesum và cho rất ít hột. Giao phấn ngược lại không có kết quả tức cây A.swazicum khó đậu trái khi giao phấn với loài sứ khác. Tương tự như thế với A.arabicum, rất khó hoặc coi như không thể giao phấn với A.obesum.
2. CÁC LOÀI SỨ PHỔ BIẾN
Adenium Obesum
Adenium Swazicum
Adenium Multiflorum
Adenium Arabicum
Adenium somalense var.somalense
Adenium somalense var.crispum
Adenium Socotranum
Adenium Bohemianum
Adenium Oleifolium
Adenium Arizona
a. ADENIUM OBESUM
Xuất xứ khắp châu Phi từ vùng nam sa mạc Sahara, Senegal, Sudan, Natal, Tanzania đến Kenya, phía Nam bán đảo A Rập. Là loài có đặc tính biển đối, chiếm số lượng đa số trong loài sứ, là loài tiêu biểu của cây sứ với nhiều dạng cây, hoa, lá, thân, rễ. Lá có thể to hoặc nhỏ, trơn hoặc có lông tơ mịn. Cây phát triển mạnh riêng rẽ từng cây hoặc theo dạng cây bụi, hoặc cao lêu nghêu với củ lùn và mập hoặc củ dài, hẹp và màu hoa thay đổi từ hồng lợt đặc trưng cho đến hoàn toàn đỏ đậm. Cây con có dạng củ hình trứng.
Có thể nói Adenium Obesum mang gần như đầy đủ các đặc tính của tất cả các loài sứ khác cho nên Adenium Obesum là loài đặc trưng nhất cho loài sứ và coi như nói đến sứ là nói đến Adenium Obesum.
b. ADENIUM MULTIFLORUM (Sabi Star)
Xuất xứ từ Zimbabwe, Tanzania và đông bắc Nam Phi. Được xem là loài có hoa đẹp nhất trong các loài sứ nguyên thủy, “ngôi sao trắng trong nền đỏ”. Là loài cao lêu nghêu với lá lớn, bóng và phớt đỏ. Cây ra hoa vào mùa đông và mùa xuân sau 1 gian đoạn tĩnh trạng, chỉ ra hoa 1 lần 1 năm – cây không ra hoa khi thời tiết ấm và ẩm ướt. Hoa loài multiflorum rất đẹp với màu trắng được viền đỏ nhưng đây là loài có rất ít cây lai và cũng hiếm ra hoa. Đây là loài có rất ít cây lai và hiếm ra hoa. Đây là loài hoa đẹp nhưng cành dài, thân cao lêu nghêu không thích hợp cho cây trồng chậu trang trí.
c. ADENIUM SWAZICUM
Là loài có cây Chiều Tím, Tím Hawaii, Vương Hồng, Bạch Long (Hạ Trắng),…
A.swazicum Purple Prince (Hoàng Tử Tím) A.swazicum Chalking Pink (Chiều Tím)
Xuất xứ từ Natal, Swaziland, giống với cây A.Bohemanium nhưng lá ngắn hơn, là loài có màu hoa cà. Các màu hoa của A.Swazicum rất khác lạ và dạng hoa cũng rất đặc biệt nên rất được chú ý và phát triển.
Rất khó lấy được hột của cây A.Swazicum vì cây khó thụ phấn do ống hoa nhỏ, chắc và thuôn nhỏ dần xuống dưới cuống hoa. Các giống A.Swazicum lai với A.Obesum với trái nằm trên cây A.Obesum hiện đang là 1 trong những giống đẹp và ra hoa nhiều. Hầu hết các dòng cây A.Swazicum dễ bị nhện phá hoại vì lá có các chùm lông tơ nhỏ hai mặt lá, nhện dễ bám vào (đặc biệt là nhện đỏ).
d. ADENIUM ARABICUM: Sứ Kim Tự Tháp
A. Arabicum xuất xứ từ Ả Rập. Củ sứ A. Arabicum kì lạ và khác biệt so với các loài khác cùng với lá dầy mập, đây là loài sứ rất tiêu biểu đối với các loài mọng nước và mang tính “sa mạc” nhất trong các loài sứ. Hạt sứ A. Arabicum đặc biệt lớn và cây trồng từ hạt sẽ phát triển củ rất lớn, đẹp và chắc chắn. Cấu tạo thân cũng đa dạng. cây cũng được gọi là cây sứ Vương miện vì cấu tạo củ và bộ cành mọc lên rất đều xung quanh củ nhìn rất giống chiếc vương miện.
Hình dạng củ và thân của A. Arabicum đã biến loài này thành loài có cấu tạo thân và củ đẹp nhất vượt trên các loài sứ khác. Cây sứ Arabicum có thể để khô và không tưới nước vào mùa Đông. Cây rất ít ra hoa, cây ngủ đông kết hợp không tưới nước vài tháng trời mới giúp cây ra hoa.
Tuy nhiên A. Arabicum chỉ đặc biệt về thân và củ còn hoa thì rất kém so với các loài còn lại.
e. ADENIUM SOMALENSE
Cây có xuất xứ từ Somalie (châu Phi) phát triển cao, nhanh và khỏe dễ nuôi trồng để đạt cây lớn làm kiểng. Thân cây hình nón chạy dọc từ củ, thân gần gốc xòe tròn ra và cây thuôn nhỏ dần hướng lên trên. Cây có khả năng lai tạo tốt do đó liên tục có các giống mới được lai tạo (có Hoài Ngọc I, II,…, Hoài Vũ…). Nét tiêu biểu của loài này là lá hình kiếm, có gân đỏ chạy dọc chiều dài lá và đầu lá có gai nhỏ. Loài chính là Adenium somalense var. somalense và loài phụ là Adenium somalense var.crispum.
f. ADENIUM BOHEMIANUM
Một loại đặc biệt, xuất xứ từ Namibia và Angola, hoa gần giống với A. Swazicum nhưng có lá thuộc loại lớn nhất trong các loài sứ, dài từ 10 – 15 cm. Cây có giai đoạn tính trạng dài và kém ra hoa. Hoa có màu từ hồng nhạt đến tím đậm và có họng màu tím. Cây có thể mọc theo bụi, cao đến 2 mét.
g. ADENIUM OLEIFOLIUM
Cây xuất xứ từ Nam Phi, đông nam Namibia, nam Bostwana. Hoa màu hồng đậm. Hoa khá giống với A. Somalense nhưng đặc biệt là lá luôn có màu xanh xám và có phấn. Cây trồng từ hột thường bị thối củ trong thời tiết có gió mùa vì 1 phần thân của loại sứ này mọc ngập trong đất trồng. Đây là loài này không thích hợp khi sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng và phát triển rất chậm.
h. ADENIUM SOCOTRANUM
Xuất xứ từ hòn đảo nhỏ Socotra ngoài khơi vịnh Ả Rập; dạng cây bụi, hạt lớn và cây khó thụ phấn nhưng dễ tạo thành cây bonsai. Cây Socotranum và arabicum có cấu tạo gần giống như nhau về củ vì đều cho củ đẹp và lớn so với các giống sứ khác. Thân, cành của loài này giống như các loài sứ khác chứ không giống hình “kim tự tháp” của A. Arabicum. Cây A. Socotranum được coi như gã khổng lồ Goliath trong các giống sứ.
i. ADENIUM ARIZONA
Thực ra đây không phải là 1 loài sứ mà chỉ là những cây sứ được lai giữa hai loài A. Obesum và A. Swazicum bởi Tiến sĩ Mark Dimmit – 1 chuyên gia hàng đầu về cây sứ, tại thành phố Tucson, bang Arizona, Hoa Kỳ. Mark có 1 bộ sưu tập phong phú các giống được lai bởi 2 loài trên và phân nhóm chúng thành Adenium Ari-zona (đặt tên theo tiểu bagn Arizona của Mark). Trong số các cây nhóm này đặc biệt có cây Crimson Star (Huyết Long) được Mark rất tâm đắc và giới trồng sứ thế giới cũng đón nhận ưu ái.
Nguồn: Sưu tầm (Cây sứ cảnh)